CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IN TRÍ TUỆ
154 Nguyễn Văn Hưởng, Q.2, TP. HCM
Hotline: 0982333332 - 0989.355.444
tritue.hoadon@gmail.com .
  • Banner 01
  • Banner 02
  • Banner 03

    Những 'bóng ma' bên miệng hố đen

    Thứ hai, 31/05/2010, 17:45

    Lượt xem : 1872


    Các nhà thiên văn quốc tế vừa phát hiện hai sao chổi mờ ảo như bóng ma bay quanh một hố đen.
    > "Quỷ đen" nuốt chửng ngôi sao

    Thiên hà xoắn NGC 1365
    Thiên hà xoắn NGC 1365. Ảnh: National Geographic.

    National Geographic đưa tin một nhóm chuyên gia thiên văn từ châu Âu và Mỹ sử dụng kính thiên văn không gian Suzaku của Nhật Bản để nghiên cứu bức xạ từ một hố đen có khối lượng gấp khoảng 10 triệu lần mặt trời. Hố đen này nằm ở trung tâm NGC 1365 – một thiên hà hình xoắn ốc cách trái đất 56 triệu năm ánh sáng.

    Nhóm nghiên cứu phát hiện hai sao chổi di chuyển xung quanh hố đen với tốc độ lên tới vài nghìn km/giây. Đây là hiện tượng lạ bởi từ trước tới nay giới khoa học nghĩ rằng mọi vật chất - kể cả ánh sáng - sẽ bị hút vào hố đen nếu tới gần nó.

    “Không giống như những sao chổi có kích thước bằng quả núi mà chúng ta thường thấy trong hệ Mặt Trời, những sao chổi mà chúng tôi nhìn thấy được tạo nên bởi đám mây khí cực nóng. Những đám mây khí đó là tàn dư của các ngôi sao bị hố đen xé nát”, James Reeves, một nhà thiên văn của Đại học Keele tại Anh, phát biểu.

    Hai đám mây bay quanh hố đen ở khoảng cách xấp xỉ 10.000 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trời. Phần “đầu” của mỗi đám mây có kích thước tương đương mặt trời, còn phần đuôi có độ dài hơn 150 triệu km. Nhóm nghiên cứu cho rằng hai đám mây chỉ có thể tồn tại trong vài tháng.

    Mặc dù nhóm nghiên cứu chỉ nhìn thấy hai đám mây khí bay quanh hố đen của thiên hà NGC 1365, họ cho rằng vẫn còn vô số đám mây khác chưa được phát hiện.

    “Chúng tôi nghĩ có tới hàng chục triệu đám mây khí khổng lồ bay quanh hố đen đó”, Reeves nhận xét.

    Phát hiện bất thường nói trên cho thấy mọi hố đen siêu lớn trong vũ trụ có thể “cặp kè” với những đám mây khí. Nếu giả thuyết này đúng, giới thiên văn sẽ biết thêm một tính chất mới của hố đen.

    Hố đen, hay lỗ đen, là một vùng trong không gian có lực hấp dẫn lớn đến nỗi không một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng, thoát ra khỏi mặt biên của chúng. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không. Khả năng này không thể xảy ra trong khuôn khổ lý thuyết tương đối, theo đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất. Nhiều người gọi ví hố đen như những con quỷ tham lam, bởi lượng vật chất mà chúng có thể nuốt là vô tận.

    Minh Long